Hành trình để DOJI trở thành Doanh nghiệp Bán lẻ xuất sắc Châu Á 2020

06/11/2020

Chiến thắng ở hạng mục Doanh nghiệp Bán lẻ xuất sắc Châu Á, DOJI đã ghi một mốc son mới của ngành kim hoàn Việt Nam trên hành trình khẳng định vị trí ở khu vực.

Những thành công ấn tượng

Vượt qua hơn 200 doanh nghiệp tầm cỡ trên toàn châu Á và nhiều tiêu chí khắt khe, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI đã chính thức được Ban tổ chức Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) trao tặng Giải thưởng Doanh nghiệp Bán lẻ xuất sắc Châu Á năm 2020 vào ngày 23/10.

Bà Lê Thị Hiền - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI nhận giải thưởng Doanh nghiệp Bán lẻ xuất sắc châu Á – Thái Bình Dương 2020.

Đây là một trong những giải thưởng lớn, danh giá và có uy tín trên thế giới. DOJI cũng là doanh nghiệp duy nhất hoạt động trong lĩnh vực kim hoàn được APEA vinh danh trong năm nay bởi chuỗi thành tích vượt trội.

Trước đó, năm 2019 ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Tập đoàn DOJI và Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cũng được APEA vinh danh tại hạng mục Doanh nhân Xuất sắc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bởi khả năng quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp vô cùng xuất sắc.

Trong suốt quá trình 26 năm hình thành và phát triển, DOJI đã gặt hái nhiều thành công ở cả 3 lĩnh vực kinh doanh trụ cột: Vàng bạc – Đá quý; Tài chính – Ngân hàng và Bất động sản.

Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh chủ chốt là Vàng bạc - Đá quý, quy mô, hệ thống cửa hàng của DOJI không ngừng được mở rộng trên khắp các tỉnh thành. Tính đến nay, Tập đoàn DOJI có 50 chi nhánh, gần 200 trung tâm, cửa hàng cùng với hơn 400 đại lý, điểm bán trên toàn quốc. Nếu so sánh với thời điểm 2 năm trước, số lượng trung tâm, cửa hàng của DOJI đã tăng gấp gần 2 lần, trong đó có nhiều trung tâm có diện tích lớn (trên 600m2 mặt sàn/tầng), tọa lạc tại các vị trí đắc địa ở các thành phố lớn.

Không chỉ tập trung mở rộng hệ thống phân phối, DOJI còn đầu tư mạnh mẽ vào sản phẩm, đặc biệt là khâu thiết kế để tạo ra nhiều dòng hàng tinh tế, khẳng định cá tính và đẳng cấp người đeo cũng như giúp người sử dụng cảm nhận được giá trị thẩm mỹ.

Hướng đến đa dạng đối tượng khách hàng, đội ngũ của DOJI đã sáng tạo và cho ra mắt nhiều Bộ sưu tập trang sức sang trọng, đẳng cấp để chiếm lĩnh thị trường và đáp ứng tối đa nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng.

DOJI đã xây dựng Trung tâm Vàng bạc trang sức lớn nhất Việt Nam tọa lạc tại Tòa nhà DOJI Tower, số 5 Lê Duẩn, Ba Đình, Hà Nội.

Không những vậy, DOJI còn đẩy mạnh đầu tư vào chất lượng dịch vụ để nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua các flagship store và xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp với mục tiêu đưa trang sức DOJI trở thành trang sức hàng hiệu của Việt Nam.

Nhờ đó, doanh thu của DOJI không ngừng tăng mạnh qua các năm. Năm 2019, doanh thu của DOJI đã tăng gấp 8 lần so với năm 2009, tăng gấp 2,3 lần năm 2015, và tăng gần gấp đôi so với 2 năm trước đó (2017). Mặc dù đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến thị trường vàng trang sức nhưng 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu của DOJI vẫn đạt 68.000 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của Tập đoàn cũng vươn tới con số 5.000 tỉ đồng với tổng tài sản là 12.680 tỉ đồng. Tập đoàn hiện có gần 3.000 cán bộ nhân viên.

Khát vọng vươn tầm Châu lục

Mục tiêu của DOJI là trở thành Tập đoàn Vàng bạc Đá quý lớn nhất Việt Nam đến năm 2025, mở rộng hệ thống phân phối trong nước và vươn ra các nước khu vực.

Tại DOJI, tài sản lớn nhất là con người. Với 26 năm hình thành và phát triển cùng tiềm lực tài chính hùng mạnh, kinh doanh đa ngành và quyết sách tài tình của Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Đỗ Minh Phú đã giúp DOJI gặt hái nhiều thành công.

Tài sản lớn nhất của DOJI chính là con người

Hiện, DOJI còn có một đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý trẻ tuổi, tài năng, đứng đầu là Tổng Giám đốc Đỗ Minh Đức. Từ việc sáp nhập thương hiệu Công ty Thế Giới Kim Cương vào thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ tại Việt Nam vào cuối tháng 4/2020, cho đến những bước đi vững chắc trong việc khôi phục kinh doanh cho một hệ thống lớn sau những tổn thất nặng nề do đại dịch…  đã cho thấy khả năng dẫn dắt ấn tượng của vị lãnh đạo trẻ tuổi này.

Trong nhiều năm qua, DOJI ghi dấu ấn với sự đột phá về doanh thu, lợi nhuận, gia tăng tài sản, đóng góp hàng trăm tỷ đồng mỗi năm vào ngân sách nhà nước, mang đến quyền lợi cho người lao động và kiến tạo giá trị cho cộng đồng.

Có thể thấy, thế hệ lãnh đạo kế cận sẽ mở ra tiềm năng vươn xa cho DOJI mà ông Đỗ Minh Phú đã nhiều lần nhắc đến với đầy sự tin tưởng và tự hào.

Hiện nay, DOJI không ngừng đổi mới tư duy thị trường, học hỏi về công nghệ sản xuất tiên tiến nhất trên thế giới, đầu tư vào nhà máy sản xuất quy mô lớn… để tạo nên bước đi thần tốc cho DOJI nói riêng và tạo nên bước ngoặt quan trọng cho ngành kim hoàn Việt Nam nói chung.

Với gần 3 thập kỷ hoạt động trong lĩnh vực vàng bạc, đá quý và trang sức, Tập đoàn DOJI đã khẳng định được vị thế của mình bằng những công nghệ lẫn kỹ nghệ chế tác vượt trội. Mỗi sản phẩm trang sức DOJI luôn được yêu thích bởi độ hoàn thiện cao cấp đến đáng kinh ngạc. Từ kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực trang sức, Tập đoàn DOJI hiểu rằng trang sức là trợ thủ đắc lực “Cho phụ nữ luôn trọn vẹn”.

Không chỉ dừng lại ở đó, trang sức DOJI còn khéo léo tạo ra sự gắn kết giữa khách hàng với thương hiệu bằng các trải nghiệm đầy cảm xúc từ việc thỏa mãn những mong muốn tưởng như “vô hình” của khách hàng qua các sản phẩm hữu hình của thương hiệu. Hơn cả một thương hiệu, trang sức DOJI còn là đại diện cho một phong cách sống của những giá trị hoàn mỹ xứng đáng nhất dành cho phụ nữ.

Rõ ràng, cuộc đua của các nhà bán lẻ trang sức là cuộc đua tạo ra những trải nghiệm, những dịch vụ nhiều giá trị gia tăng và khả năng thấu hiểu nhu cầu, tâm ý khách hàng. Ông Chris Freund, CEO của Mekong Capital, từng nói: “Với nữ trang, khách hàng muốn có nhiều sự lựa chọn. Vì thế, cơ hội luôn có cho các chuỗi bán lẻ trang sức”. Và DOJI, đang nắm bắt cơ hội ấy để vươn xa và khẳng định mình.

TextFooter