Bí quyết tạo nên sức mạnh nội lực của DOJI

Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam suốt một thập kỷ, doanh thu dự kiến gần 90.000 tỷ đồng năm 2019... Đằng sau những con số ấn tượng này, cùng với tiềm lực tài chính vững mạnh, năng lực quản trị vượt trội, chính là hành trình DOJI bền bỉ thiết lập, gìn giữ và nâng tầm những giá trị văn hóa cốt lõi: Liêm chính – Sáng tạo – Hợp lực – Tri thức và Nhân ái.

Hiện nay, DOJI có gần 2000 cán bộ nhân viên làm việc trên khắp cả nước. Với 5 giá trị cốt lõi xuyên suốt trong chặng đường ¼ thế kỷ xây dựng và phát triển, DOJI đã và đang nắm giữ “bí quyết vàng” để “giữ chân” nhân tài, thu hút nguồn lao động trẻ. Đặc biệt, DOJI là một trong số ít doanh nghiệp lớn có 25% nhân sự có thâm niên trên 10 năm, nhân sự có thâm niên trên 20 năm cũng có thể có tới gần trăm người. Nhiều nhân viên đã gắn bó với công ty từ những ngày đầu thành lập và đang giữ các chức vụ quan trọng của Tập đoàn.

1. Liêm chính - Phẩm chất đầu tiên của con người DOJI

Lựa chọn “Liêm chính” là tiêu chí hàng đầu đối với lực lượng lao động tại Tập đoàn, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Đỗ Minh Phú giải thích: “Chúng tôi xác định tạo môi trường làm việc tin cậy và tôn trọng con người. Nằm trong chiến lược phát triển đa ngành, lĩnh vực bản lề then chốt của DOJI là Vàng bạc đá quý, tạo ra môi trường làm việc đặc thù khi người lao động ngày nào cũng tiếp xúc với tiền, với vàng – những vật chất hiện hữu nhiều “cám dỗ”. Đạo đức nghề nghiệp, sự chính trực, trung thực là phẩm chất hết sức quan trọng của từng cán bộ nhân viên để gây dựng uy tín đối với Ban lãnh đạo, đối với đồng nghiệp”.

“Khi đã có sự tin tưởng lẫn nhau, chúng tôi có thể chinh phục bất cứ mọi mục tiêu, vượt qua bất cứ thử thách nào” – Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tập đoàn khẳng định.

2. Sáng tạo – Giá trị dễ bị “lãng quên” trong ngành vàng bạc đá quý

Ông Đỗ Minh Phú chia sẻ, ngành kinh doanh vàng bạc đá quý từ trước tới nay khá cổ điển, nghèo nàn. “Nhiều người mua vàng chủ yếu xuất phát từ nhu cầu đầu tư, tích trữ. Thực tế đó phần nào khiến các doanh nghiệp giảm đi động lực sáng tạo và tạo ra sự khác biệt đối với chính sản phẩm, thương hiệu của mình.

Trong giá trị văn hóa của DOJI, Tập đoàn luôn nhấn mạnh đến yếu tố sáng tạo, để không chỉ mang đến những sản phẩm người tiêu dùng cần mà còn là những sản phẩm họ thực sự yêu thích và hứng thú. Con người DOJI vận dụng tối đa khả năng sáng tạo trong chuyên môn của mình, thể hiện rõ nét qua nhiều thành tựu của Tập đoàn trong quản trị doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh và dịch vụ”, Ông Phú nhấn mạnh.

Điển hình như thời gian vừa qua, DOJI đã tung ra dòng sản phẩm trang sức vàng 24K công nghệ 3D đầu tiên và độc quyền trên thị trường, nhờ ứng dụng hệ thống máy móc, dây chuyền hiện đại tiên tiến bậc nhất. Chỉ với trọng lượng bằng 1/3 so với công nghệ đúc thông thường, trang sức vàng 24K công nghệ 3D có giá thành vô cùng hợp lý, đáp ứng mọi nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Với sản phẩm này, DOJI trở thành tên tuổi tiên phong trong ngành vàng bạc đá quý, đưa trang sức vàng 24K mang hơi thở hiện đại, ứng dụng như món trang sức hàng ngày với đa dạng kiểu dáng, mẫu mã.

3. Hợp lực – Nền tảng cho sự bứt phá

Trong một lần chia sẻ, Chủ tịch Đỗ Minh Phú đã đưa ra triết lý mà ông rất tâm đắc “Một ngôi sao chẳng sáng đêm/ Một bông lúa chín chẳng nên mùa màng”. Câu ca dao bình dị và quen thuộc cũng chính là “kim chỉ nam” cho Ban lãnh đạo Tập đoàn không ngừng đề cao sức mạnh của tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của hàng ngàn cán bộ nhân viên.

Trong ngành kinh doanh vàng bạc đá quý, DOJI là thương hiệu đặc biệt khi gắn với một gia đình có ba thế hệ theo nghiệp nghiệp kinh doanh. Thế nhưng, trong 25 năm qua, DOJI luôn “nói không” với quan điểm “gia đình trị”. Tinh thần hợp lực phải xuất phát từ sự đồng lòng tự nguyện, chứ không phải từ sự áp đặt “trên bảo dưới phải nghe”. “Mọi nỗ lực, cống hiến của cán bộ nhân viên đều được nhìn nhận và đánh giá công bằng, đây là một trong nhiều lý do khiến tôi luôn mong muốn gắn bó với DOJI, coi DOJI như ngôi nhà thứ hai của mình” – chị Nguyễn Nha Trang, cán bộ quản lý có thâm niên làm việc trên 10 năm tại DOJI chia sẻ.

Chính bởi tầm nhìn chiến lược của Ban lãnh đạo cộng hưởng “một quyết tâm cháy bỏng” của hàng ngàn con người DOJI, Tập đoàn đã liên tiếp ghi dấu trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với nhiều bứt phá: Đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, Top 5 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam trong suốt một thập kỷ, 8 năm liền đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam…

4. Tri thức - “Trách nhiệm lớn lao đòi hỏi tài đức lớn lao”

Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI được hình thành và phát triển từ người sáng lập Đỗ Minh Phú và thế hệ con cái kế nhiệm. Nhưng ở đây, doanh nghiệp DOJI được vận hành không phải ở ý thức hệ gia đình trị. Những người đứng đầu Tập đoàn luôn đề cao các giá trị cốt lõi trong quản trị doanh nghiệp, đó là lãnh đạo tập trung và phân quyền; kỉ cương tổ chức; sự công bằng, minh bạch và trọng dụng nhân tài. Theo ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tập đoàn DOJI thì một doanh nghiệp thành công phải xây dựng được đội ngũ lãnh đạo, quản lý có tài, có đức. Với kinh nghiệm cá nhân, vị Chủ tịch đã bồi dưỡng các lớp nhân sự cấp cao và cấp trung sở hữu những kỹ năng quản trị chuyên nghiệp theo 6 yếu tố: Kỹ năng vận hành, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản trị thời gian, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng phân tích thông tin và kỹ năng thuyết trình.

Với sứ mệnh được tuyên ngôn là “Hướng tới con người và vì con người”, DOJI cũng đề cao phát triển cá nhân để mỗi thành viên đều giàu “Tri thức”. DOJI luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực thông qua việc bồi dưỡng, đào tạo; trao quyền; tạo cơ hội thăng tiến và thể hiện bản thân cho mỗi nhân viên để họ có thể phát huy năng lực và phát triển toàn diện về mọi mặt. Nhiều chương trình đào tạo kỹ năng nghiệp vụ và phát triển bản thân được doanh nghiệp tổ chức. Các nhân viên mới sẽ được đào tạo về kiến thức chuyên môn từ những giảng viên nội bộ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Trong khi đó, toàn bộ nhân viên sẽ được tham gia các khóa học về quản lý thời gian, giải quyết vấn đề và ra quyết định, lập kế hoạch khoa học, tư duy sáng tạo, dịch vụ khách hàng … nhằm bổ sung kiến thức và kỹ năng làm việc. Tập đoàn cũng thường xuyên tổ chức các buổi talkshow với sự chia sẻ của Ban lãnh đạo hoặc các chuyên gia nổi tiếng để giao lưu khích lệ, động viên tinh thần làm việc của nhân viên.

5. Nhân ái – Lan tỏa sự gắn kết với cộng đồng

Ở Tập đoàn DOJI, “Nhân ái” là yếu tố then chốt. Ông Đỗ Minh Phú chia sẻ, “DOJI coi trọng môi trường làm việc nhân văn, lãnh đạo và nhân viên ứng xử như các thành viên trong gia đình song vẫn không vi phạm quy tắc và kỷ luật. Chúng tôi đã tạo cho người lao động một môi trường làm việc như ngôi nhà thứ hai để họ muốn ở đây lâu hơn”. DOJI cũng đề cao văn hóa bình đẳng, tôn trọng phụ nữ. Tập đoàn thường xuyên tổ chức hội thảo về bình đẳng giới, đào tạo chuyên môn, kỹ năng dành cho nữ cán bộ nhân viên.

Ngoài ra, người DOJI luôn coi trọng thái độ nhân ái với cộng đồng xã hội. Trong nhiều năm qua, Tập đoàn đã thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện như: trao tặng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG HN 20 suất học bổng, ủng hộ Quỹ Khuyến học Việt Nam, xây dựng điểm trường các tỉnh miền núi, ủng hộ đồng bào chịu thiên tai bão lũ…

Ngoài ra, hàng năm, Tập đoàn cũng thường xuyên thực hiện các hoạt động từ thiện khác như: hỗ trợ kinh phí điều trị cho các bệnh nhi Viện K Tam Hiệp, Viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi đồng Tp. Hồ Chí Minh, Viện huyết học TW… Nội bộ Tập đoàn cũng quan tâm và tặng quà cho những hoàn cảnh cán bộ nhân viên khó khăn.

Nhìn vào những “trái ngọt” của DOJI trong chặng đường ¼ thế kỷ, một điều không thể phủ nhận: đây là thành quả của sự kết tinh và đúc kết giá trị văn hóa cốt lõi mang đậm dấu ấn của vị lãnh đạo hội tụ đủ 3 chữ Tâm – Tầm – Tài, ông Đỗ Minh Phú và thế hệ lãnh đạo trẻ tài năng, tâm huyết.

Bài trước Bài sau
  • TẬP ĐOÀN DOJI ĐƯỢC VINH DANH THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA VIỆT NAM 14 NĂM LIÊN TIẾP
  • NGÀY ĐẠI HỶ NGẬP TRÀN HẠNH PHÚC CÙNG ƯU ĐÃI LỚN TỪ DOJI
  • 8 NĂM LIÊN TIẾP, DOJI ĐƯỢC VINH DANH CÔNG TY BÁN LẺ UY TÍN