Thủ tục lễ dạm ngõ truyền thống chuẩn năm 2025

Lễ dạm ngõ là bước đầu tiên trong quy trình cưới hỏi truyền thống của người Việt. Đây là dịp để hai bên gia đình gặp gỡ, bàn bạc và chính thức xác nhận mối quan hệ hôn nhân của đôi trẻ. Vậy cần chuẩn bị những gì? Thủ tục diễn ra ra sao? Những lưu ý nào quan trọng? Trong bài viết này DOJI sẽ giúp bạn nắm rõ từ A-Z về  thủ tục lễ dạm ngõ năm 2025.

Thủ tục lễ dạm ngõ chuẩn năm 2025

Thủ tục lễ dạm ngõ chuẩn năm 2025

Thủ tục lễ dạm ngõ truyền thống 

Trước khi tổ chức lễ dạm ngõ

Trước khi diễn ra lễ dạm ngõ, hai gia đình cần thống nhất về thời gian tổ chức, chuẩn bị lễ vật phù hợp và xác định thành phần tham dự để đảm bảo buổi lễ diễn ra trang trọng, suôn sẻ.

1- Xác định thời gian tổ chức: Lễ dạm ngõ thường được tổ chức trước lễ ăn hỏi từ 1-3 tháng. Một số gia đình chọn ngày đẹp theo phong tục, trong khi những gia đình khác ưu tiên ngày thuận tiện như cuối tuần để tất cả thành viên có thể tham dự. Để tránh bất tiện, hai bên nên trao đổi sớm và thống nhất thời gian phù hợp.

2- Chuẩn bị lễ vật: Lễ vật trong lễ dạm ngõ thường gồm trầu cau, trà, rượu, bánh kẹo và có thể thêm tiền nạp tài tùy theo từng vùng miền. Dù không có quy định cố định, các lễ vật nên được chuẩn bị chu đáo, trình bày trang trọng để thể hiện sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái.

3- Thành phần tham dự: Buổi lễ thường có sự góp mặt của bố mẹ, ông bà hoặc người lớn trong gia đình hai bên. Một số gia đình có thể mời thêm họ hàng thân thiết để chung vui. Nhà gái nên chuẩn bị không gian tiếp đón gọn gàng, ấm cúng để tạo không khí thân mật, gần gũi giữa hai bên.

Lễ vật trong lễ dạm ngõ yêu cầu linh hoạt theo từng vùng miền

Lễ vật trong lễ dạm ngõ yêu cầu linh hoạt theo từng vùng miền

Trong khi tổ chức lễ dạm ngõ

Sau khi hoàn thành giai đoạn chuẩn bị, bước tiếp theo hai gia đình cần phối hợp để tổ chức lễ dạm ngõ diễn ra tại nhà gái trong không khí trang trọng nhưng thân mật. Đây là dịp để hai bên gia đình gặp gỡ, chính thức bàn bạc về hôn sự và tạo sự gắn kết trước khi tiến đến các nghi lễ tiếp theo.

1- Nhà trai đến nhà gái: Theo phong tục, đoàn nhà trai thường gồm cha mẹ, ông bà (nếu có), một số họ hàng thân thiết hoặc người có tiếng nói trong gia đình. Số lượng người đi không quá đông, thường từ 5-7 người để đảm bảo sự trang trọng nhưng vẫn giữ được tính gần gũi. 

Khi đến nhà gái, nhà trai sẽ mang theo lễ vật đã chuẩn bị trước, gồm trầu cau, rượu, bánh kẹo và các lễ phẩm khác tùy vào phong tục từng vùng. Những lễ vật này thể hiện sự trân trọng của nhà trai đối với nhà gái, đồng thời mang ý nghĩa chúc phúc cho cặp đôi.

2- Nhà gái tiếp đón nhà trai: Gia đình nhà gái thường sắp xếp không gian tiếp khách gọn gàng, trang trọng, có thể trang trí bàn thờ gia tiên để thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và chào đón nhà trai. Khi nhà trai đến, nhà gái đón tiếp niềm nở, thể hiện sự tôn trọng và hiếu khách. Người lớn hai bên chào hỏi, trao đổi những câu chuyện mang tính kết nối trước khi bước vào nội dung chính của buổi lễ.

3- Phát biểu & giới thiệu hai bên gia đình: Sau màn chào hỏi, đại diện nhà trai - thường là bố chú rể hoặc người lớn tuổi có tiếng nói trong gia đình - sẽ đứng lên phát biểu. Nội dung thường xoay quanh việc giới thiệu các thành viên tham dự, trình bày mục đích của buổi lễ, đồng thời thể hiện sự trân trọng với gia đình nhà gái. 

Đáp lại, đại diện nhà gái (thường là bố cô dâu hoặc một người có uy tín trong họ hàng) sẽ phát biểu cảm ơn, xác nhận sự đồng thuận và thể hiện niềm vui khi hai gia đình có duyên kết thông gia.

4- Bàn bạc về kế hoạch đám cưới: Một trong những nội dung quan trọng của lễ dạm ngõ là trao đổi về kế hoạch hôn lễ. Hai bên gia đình sẽ cùng thảo luận và thống nhất các vấn đề sau:

  • Lễ ăn hỏi: Xác định ngày tổ chức, số lượng tráp, thành phần tham dự.

  • Lễ cưới: Chọn ngày đẹp, thống nhất về địa điểm tổ chức (tại nhà riêng, nhà hàng, khách sạn, hội trường…).

Ngoài ra, một số gia đình có thể bàn bạc thêm về thủ tục rước dâu, hồi môn, trang phục cưới, số lượng khách mời… để chuẩn bị chu đáo hơn. Việc bàn bạc này giúp hai bên gia đình hiểu rõ mong muốn của nhau, tránh những hiểu lầm hoặc sai sót trong quá trình chuẩn bị. Trong nhiều trường hợp, đôi bên có thể linh hoạt điều chỉnh một số nghi thức để phù hợp với điều kiện thực tế.

5- Nhà gái dâng trà, mời nước & kết thúc buổi lễ: Sau khi thống nhất các vấn đề quan trọng, nhà gái sẽ mời nhà trai thưởng thức trà và bánh như một nghi thức thể hiện sự gắn kết. Nếu trước đó cô dâu và chú rể chưa có cơ hội gặp mặt chính thức trước họ hàng hai bên, đây sẽ là dịp để họ xuất hiện và ra mắt gia đình.

Cuối buổi lễ, các thành viên chụp ảnh lưu niệm để ghi dấu ấn cho ngày quan trọng này. Nhà trai sau đó xin phép ra về, khép lại buổi dạm ngõ trong không khí vui vẻ và phấn khởi, mở đầu cho một hành trình mới của đôi trẻ.

Lễ dạm ngõ là dịp để hai bên đình hai bên gặp mặt chính thức

Lễ dạm ngõ là dịp để hai bên đình hai bên gặp mặt chính thức

Sau khi tổ chức lễ dạm ngõ

Sau khi buổi lễ kết thúc, hai bên gia đình thường chia sẻ tin vui với họ hàng, bạn bè thân thiết. Đây không chỉ là cách thông báo chính thức về việc hôn nhân của đôi trẻ mà còn thể hiện sự gắn kết giữa hai dòng họ. 

Bên cạnh đó, các cặp đôi và gia đình nên thống nhất sớm các công việc như lựa chọn ngày đẹp cho lễ ăn hỏi và lễ cưới, đặt dịch vụ tiệc cưới, chuẩn bị trang phục, chụp ảnh cưới và hoàn thiện các thủ tục liên quan để tránh phát sinh vấn đề trong quá trình tổ chức

5 câu hỏi thường gặp về thủ tục lễ dạm ngõ

Câu hỏi 1: Lễ dạm ngõ có bắt buộc không?

Trả lời: Lễ dạm ngõ không bắt buộc. Với một số gia đình có tư tưởng hiện đại, lễ dạm ngõ có thể được giản lược hoặc kết hợp chung với lễ ăn hỏi. Tuy nhiên, với những gia đình coi trọng phong tục, việc tổ chức lễ dạm ngõ vẫn được xem là bước không thể thiếu
Câu hỏi 2: Lễ dạm ngõ khác gì với lễ ăn hỏi?

Trả lời: Lễ dạm ngõ là bước khởi đầu trong quá trình cưới hỏi, đơn giản và thân mật hơn lễ ăn hỏi. Trong lễ dạm ngõ, nhà trai chỉ mang một số lễ vật tượng trưng đến nhà gái để chính thức ngỏ lời hôn nhân. 

Trong khi đó, lễ ăn hỏi là nghi thức quan trọng hơn, đánh dấu việc cô dâu – chú rể đã được hai bên gia đình công nhận là vợ chồng sắp cưới. Lễ ăn hỏi thường có quy mô lớn hơn, với nhiều mâm lễ vật, sự tham gia của đông đảo họ hàng, và đi kèm với các nghi thức truyền thống như trao sính lễ, bái gia tiên.

Câu hỏi 3: Có cần xem ngày tốt cho lễ dạm ngõ không?

Trả lời: Nên xem ngày đẹp để tổ chức lễ dạm ngõ. Theo quan niệm ngày xưa,  ngày dạm ngõ thường được chọn dựa trên tuổi của cô dâu – chú rể và tránh các ngày xấu theo quan niệm dân gian để mang lại may mắn, thuận lợi cho đôi trẻ. Tuy nhiên, một số gia đình hiện đại có thể linh hoạt chọn ngày phù hợp với lịch trình của hai bên, miễn sao tạo được không khí vui vẻ, thuận tiện cho tất cả mọi người.

Câu hỏi 4: Lễ vật trong lễ dạm ngõ có bắt buộc theo một chuẩn chung không?

Trả lời: Lễ vật dạm ngõ không có quy định cố định mà phụ thuộc vào phong tục từng vùng miền và sự thống nhất giữa hai bên gia đình. Thông thường, lễ vật gồm trầu cau, chè, rượu, bánh kẹo, trái cây – những món quà mang ý nghĩa tốt lành cho đôi vợ chồng sắp cưới. 

Ở một số địa phương, nhà trai có thể mang thêm phong bì tiền tượng trưng hoặc các lễ vật khác như bánh phu thê, mứt sen để bày tỏ sự chân thành. Dù đơn giản hay cầu kỳ, quan trọng nhất vẫn là sự trang trọng và thành ý từ phía nhà trai.

Câu hỏi 5: Cô dâu có cần xuất hiện trong lễ dạm ngõ không?

Trả lời: Trong lễ dạm ngõ, cô dâu không bắt buộc phải có mặt nhưng sự hiện diện của cô dâu sẽ giúp buổi lễ trở nên ý nghĩa hơn. Đây là dịp để cô dâu gặp gỡ, trò chuyện với gia đình nhà trai, thể hiện sự tôn trọng và vui mừng trước sự kiện trọng đại của mình. Nếu cô dâu vắng mặt do điều kiện cá nhân hoặc công việc, hai bên gia đình vẫn có thể tiến hành nghi thức dạm ngõ và thông báo với cô dâu sau đó.

Cô dâu không bắt buộc xuất hiện, nhưng đây là dịp vui để hai gia đình cùng gặp gỡ

Cô dâu không bắt buộc xuất hiện, nhưng đây là dịp vui để hai gia đình cùng gặp gỡ

Lễ dạm ngõ tuy không phải là nghi thức bắt buộc, nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Dù tổ chức theo hình thức truyền thống hay hiện đại, điều quan trọng nhất vẫn là sự chân thành, tôn trọng giữa hai bên. 

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục lễ dạm ngõ để có sự chuẩn bị chu đáo nhất cho ngày trọng đại. Để đọc thêm nhiều bài viết cùng đề, khách hàng có thể truy cập website của DOJI hoặc ghé thăm trực tiếp hệ thống cửa hàng để chọn mua những mẫu trang sức đẹp cho ngày cưới!

Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan
  • Mặt dây chuyền đá quý - Lựa chọn hoàn hảo tôn vinh phong cách riêng
  • Từ A- Z thông tin cần biết về nhẫn đôi vàng 10K & Hướng dẫn lựa chọn
  • Dây chuyền vàng xoắn: Thiết kế độc đáo phù hợp mọi phong cách