Nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới khác gì nhau? Nên mua nhẫn nào?

Tuy nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới đều là kỷ vật tình yêu và mang ý nghĩa tượng trưng cho đôi lứa nhưng chúng lại là hai loại nhẫn hoàn toàn khác nhau. Song, nhiều người đôi khi vẫn nhầm lẫn và cho rằng nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới là một. Dưới đây, hãy cùng DOJI tìm hiểu kỹ hơn về nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn để tìm ra sự khác biệt nhé!

Nhẫn cầu hôn là bước chuyển mình từ hẹn hò tới tiến tới hôn nhân. Trong khi đó, nhẫn cưới là biểu tượng của sự gắn kết vĩnh cửu trong hôn nhân.

Nhẫn cầu hôn là bước chuyển mình từ hẹn hò tới tiến tới hôn nhân. Trong khi đó, nhẫn cưới là biểu tượng của sự gắn kết vĩnh cửu trong hôn nhân.

Nhẫn cầu hôn là gì? Nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa

Nhẫn cầu hôn là một món trang sức được trao tặng trong dịp ngỏ lời cầu hôn, mang biểu tượng cho tình yêu và cam kết gắn bó. Thông thường, nhẫn cầu hôn được thiết kế khá cầu kỳ, kết hợp với một viên đá quý (thường là kim cương) để tạo điểm nhấn và mang biểu tượng về sự vĩnh cửu trong tình yêu. 

Nhẫn cầu hôn xuất hiện từ năm 1215, khi giáo hoàng Innocent III chọn chúng làm biểu tượng cam kết trong giai đoạn hứa hôn. Đến năm 1477, sự kiện cầu hôn của hoàng tử Maximilian (nước Áo) với vợ sắp cưới Mary (nữ công tước xứ Burgundy) đã tạo ảnh hưởng lớn và giúp cho nhẫn kim cương trở nên phổ biến hơn. Và từ thế kỷ 20, nhẫn cầu hôn đã trở thành nét đặc trưng trong văn hóa tình yêu toàn cầu.

Nhẫn cầu hôn mang ý nghĩa sâu sắc, tượng trưng cho tình yêu, cam kết và sự gắn bó vĩnh cửu. Với hình tròn không có điểm bắt đầu hay kết thúc, nhẫn cầu hôn biểu thị sự trường tồn trong mối quan hệ và là lời hứa cho một tương lai chung, đồng thời thể hiện sự trân trọng và tôn vinh người yêu thương.

Nhẫn cầu hôn là món trang sức giúp ngỏ lời ước hẹn

Nhẫn cầu hôn là món trang sức giúp ngỏ lời ước hẹn

 Nhẫn cưới là gì? Nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa

Khác với nhẫn cầu hôn, nhẫn cưới được trao tặng trong lễ cưới để đánh dấu sự gắn kết giữa vợ chồng, mang biểu tượng của tình yêu và sự cam kết trọn đời. Thông thường, nhẫn cưới có thiết kế đơn giản để phù hợp với cả cô dâu và chú rể. Đa số nhẫn cưới có dạng tròn trơn, không chứa quá nhiều hoạ tiết. 

Nguồn gốc nhẫn cưới bắt đầu từ văn hóa La Mã (866-1330 SCN), khi nhẫn vàng và bạc được trao trong ngày cưới để biểu tượng cho sự gắn kết. Cho tới Thế chiến II, nhẫn cưới trở thành biểu tượng hôn nhân và tình yêu, khi các binh sĩ đeo nhẫn để nhớ về người vợ ở quê nhà. Từ đó, phong tục này đã tồn tại và trở thành một phần không thể thiếu trong lễ cưới hiện đại.

Nhẫn cưới đeo ở ngón áp út tượng trưng cho sợi dây tình yêu, kết nối và chung nhịp đập trái tim của hai người. Đây cũng là bằng chứng hôn nhân, khẳng định cam kết gắn bó và trách nhiệm trong đời sống vợ chồng.

Nhẫn cưới đánh dấu sự gắn kết giữa vợ và chồng

Nhẫn cưới đánh dấu sự gắn kết giữa vợ và chồng

So sánh nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới qua 10 tiêu chí

Mặc dù, cả nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới đều là biểu tượng tình yêu và sự cam kết, nhưng chúng lại có ý nghĩa và mục đích sử dụng khác nhau. Trong khi nhẫn cầu hôn thể hiện lời hứa tình yêu thì nhẫn cưới lại mang tới sự cam kết trọn đời trong đời sống vợ chồng. Cùng đi vào so sánh chi tiết nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới theo bảng dưới đây: 

Tiêu chí

Nhẫn cầu hôn

Nhẫn cưới

Ý nghĩa

Nhẫn cầu hôn đại diện cho lời hứa về một tương lai chung

Đánh dấu bước chuyển mình, từ mối quan hệ hẹn hò tới sự cam kết trên hành trình tiến tới hôn nhân. 

Nhẫn cưới đại diện cho lời nguyện thề và trách nhiệm trong cuộc sống hôn nhân. 

Là biểu tượng của sự gắn kết vĩnh cửu trong hôn nhân và tình yêu trọn đời. 

Mục đích

Là lời ngỏ của hầu hết chàng trai, nhằm tạo ấn tượng với mong muốn tiến tới mối quan hệ sâu sắc hơn. 

Là minh chứng cho sự kiện cô dâu chú rể chính thức là vợ chồng và là sự cam kết trong cuộc sống hôn nhân.

Thời điểm trao tặng

Thường được trao một cách bất ngờ trong các dịp đặc biệt hoặc trước lễ cưới.

Trao trong lễ cưới, trước sự chứng kiến của gia đình, quan khách và là phần quan trọng của nghi thức trao nhẫn.

Đối tượng đeo

Thông thường, người được cầu hôn sẽ là người đeo và phổ biến là phái nữ. 

Cả vợ và chồng đều sẽ đeo nhẫn cưới sau khi trao cho nhau sau lễ cưới. 

Thiết kế

Nhẫn cầu hôn thường có thiết kế cầu kỳ và đính kèm viên đá chính (thường là kim cương hoặc đá quý lớn) để tạo điểm nhấn. 

Nhẫn cưới được đeo cho cả vợ và chồng nên có thiết kế đơn giản, tinh tế. Thường là nhẫn trơn hoặc đính thêm vào viên đá nhỏ. 

Chất liệu

Chủ yếu làm từ chất liệu vàng (vàng trắng, vàng hồng) hoặc bạch kim và kết hợp với viên đá chính. 

Nhẫn cưới thường được làm từ vàng 14K hoặc 18K với các màu sắc như vàng, trắng hoặc hồng, chú trọng vào sự đơn giản và bền bỉ. 

Giá trị

Thường có giá trị lớn vì thiết kế tinh tế, đẹp mắt và đính kèm đá quý lớn. 

Nhẫn cưới có giá trị thường thấp hơn nhẫn cầu hôn do thiết kế đơn giản và không đính đá lớn. 

Độ lấp lánh

Vì đính đá lớn (kim cương, đá quý) nên viên đá chính khiến cho nhẫn rất lấp lánh và sang trọng

Nhẫn cưới được đeo hàng ngày nên thiết kế vào tính ứng dụng nhiều hơn. Do đó chúng thường tinh tế và không quá lấp lánh. 

Ngón tay đeo nhẫn

Thường được đeo ở ngón áp út tay trái, tay phải hoặc ngón giữa tay trái trước lễ cưới. 

Tuỳ theo truyền thống và phong tục mà nhẫn cưới sẽ được đeo ở ngón áp út tay phải hoặc trái. Tuy nhiên, phổ biến hơn cả vẫn là ngón áp út tay trái.

Mua nhẫn cầu hôn, nhẫn cưới hay mua cả hai?

Khi quyết định mua nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới hay cả hai, bạn sẽ cần cân nhắc rất nhiều các yếu tố khác nhau như phong cách cá nhân, ngân sách, kế hoạch hôn nhân,.... Do đó, bạn có thể xem xét và dựa trên phân tích dưới đây để đưa ra lựa chọn chính xác nhất: 

  • Chỉ mua nhẫn cầu hôn: Nếu bạn đang trong giai đoạn cầu hôn và chưa lên kế hoạch cụ thể cho đám cưới, nhẫn cầu hôn sẽ là món quà ấn tượng để tạo dấu ấn mạnh mẽ trong khoảnh khắc quan trọng này.

  • Chỉ mua nhẫn cưới: Đối với nhiều cặp đôi Việt Nam, họ thường đi thẳng đến kế hoạch kết hôn mà không trải qua giai đoạn cầu hôn. Nhẫn cưới là lựa chọn kinh tế và thiết thực hơn trong trường hợp này. Một số cặp đôi còn kết hợp nhẫn cưới với kim cương tấm để làm nhẫn cầu hôn.

  • Mua cả hai: Nếu bạn mong muốn có một buổi cầu hôn lãng mạn và lễ cưới trọn vẹn, việc mua cả nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Điều này cũng thể hiện sự coi trọng ý nghĩa của từng chiếc nhẫn, đặc biệt là đối với những cô gái mơ ước về một màn cầu hôn đầy bất ngờ.

Mua nhẫn cưới hoặc nhẫn cầu hôn tùy vào nhu cầu sử dụng

Mua nhẫn cưới hoặc nhẫn cầu hôn tùy vào nhu cầu sử dụng

Bên cạnh nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới, nhẫn vu quy cũng thường được các cặp đôi sử dụng trong lễ đưa dâu về nhà chồng. Ngoài ra, nhẫn cưới cũng có rất nhiều mẫu mã khác mà bạn nên lưu ý cân nhắc như nhẫn cưới Infinite Love, Eros, Mono, Salsa. Tham khảo ngay các mẫu nhẫn mới nhất có tại DOJI qua:

Bài viết này đã cung cấp cái nhìn rõ nhất về sự khác biệt giữa nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới. Bên cạnh đó, bạn đã có thể hiểu được tầm quan trọng của từng loại nhẫn và cân nhắc lựa chọn phù hợp cho bản thân. 

Để tìm ra chiếc nhẫn hoàn hảo cho ngày trọng đại, hãy ghé thăm DOJInơi cung cấp những mẫu nhẫn sang trọng, đẳng cấp và tôn vinh phong cách riêng của khách hàng. Truy cập ngay trang sức DOJI để khám phá bộ sưu tập nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới mới nhất, biến giấc mơ của bạn thành hiện thực!

Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan
  • Mặt dây chuyền đá quý - Lựa chọn hoàn hảo tôn vinh phong cách riêng
  • Từ A- Z thông tin cần biết về nhẫn đôi vàng 10K & Hướng dẫn lựa chọn
  • Dây chuyền vàng xoắn: Thiết kế độc đáo phù hợp mọi phong cách