Lễ vật dạm ngõ gồm những gì? Gợi ý 5 lễ vật không thể thiếu

Lễ dạm ngõ là thời điểm hai bên gia đình gặp gỡ, trao tặng lễ vật và chính thức đặt vấn đề hôn nhân cho đôi uyên ương. Nổi bật trong buổi lễ là những món lễ vật mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc, thể hiện sự tôn trọng và mong muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trai và nhà gái. Vậy lễ vật dạm ngõ gồm những gì và từng món lễ vật có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng DOJI tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Lễ vật dạm ngõ gồm những gì?

Những khay lễ thường có trong buổi dạm ngõ truyền thống của người Việt Nam bao gồm: Trầu cau, chè, bánh, hoa quả và một số phụ kiện trang trí. Tùy theo từng vùng miền và điều kiện kinh tế, lễ vật có thể khác biệt nhưng ý nghĩa chung vẫn là sự chân thành, chu đáo của nhà trai dành cho nhà gái. 

Trầu cau

Trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong bất kỳ mâm lễ dạm ngõ nào. Nhà trai sẽ chuẩn bị một buồng cau đẹp, được têm cánh phượng và một gói trầu đã được têm sẵn. Số lượng trầu cau không cần nhiều, thường dưới 20 quả. Từ xưa đến nay, trầu cau luôn là biểu tượng cho tình yêu đôi lứa nồng thắm, sự gắn bó keo sơn và mong muốn một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, bền lâu.

Trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong bất kỳ mâm lễ dạm ngõ

Trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong bất kỳ mâm lễ dạm ngõ

Hộp chè

Chè (trà) trong lễ dạm ngõ sẽ được chuẩn bị theo một cặp và thường là chè Thái Nguyên, một loại chè nổi tiếng với hương vị thơm ngon, đậm đà. Cặp chè là món quà kết nối cuộc trò chuyện thân mật giữa hai bên gia đình, đồng thời cũng thể hiện sự tôn kính khi dâng lên ông bà tổ tiên trong buổi tiệc báo hỷ.

Cặp chè trong mâm lễ dạm ngõ còn tượng trưng cho sự gắn kết giữa hai bên thông gia

Cặp chè trong mâm lễ dạm ngõ còn tượng trưng cho sự gắn kết giữa hai bên thông gia

Bánh

Bánh trong lễ dạm ngõ thường là bánh phu thê, bánh cốm hoặc bánh đậu xanh. Những loại bánh này mang ý nghĩa về sự ngọt ngào, hạnh phúc và viên mãn trong tình yêu. Ngoài ra, bánh còn là biểu tượng của sự sung túc, đủ đầy và ấm no trong cuộc sống gia đình.

Hoa quả

Để lễ vật dạm ngõ thêm đủ đầy và đẹp mắt, nhà trai sẽ chuẩn bị thêm hoa quả tươi trong mâm lễ dạm ngõ. Hoa quả sẽ được lựa chọn kỹ càng, những loại hoa quả tươi ngon, có màu sắc tươi tắn và mang ý nghĩa tốt lành như: mâm ngũ quả (tượng trưng cho ngũ phúc lâm môn), quả xoài (tượng trưng cho sự may mắn), quả lựu (đại diện cho sự đông đúc và phồn thịnh),...

Những loại hoa quả tươi ngon và mang ý nghĩa sâu sắc cũng được thêm vào những quả tráp dạm ngõ

Những loại hoa quả tươi ngon và mang ý nghĩa sâu sắc cũng được thêm vào những quả tráp dạm ngõ

Phụ kiện trang trí

Ngoài các lễ vật chính, người ta còn chuẩn bị thêm một số phụ kiện trang trí như: Hoa tươi, nơ, dây ruy băng,... Những phụ kiện này giúp cho mâm lễ dạm ngõ thêm phần đẹp mắt, trang trọng và thể hiện sự chu đáo của nhà trai.

Điểm khác nhau trong lễ vật dạm ngõ 3 miền

Mỗi vùng miền có những phong tục và tập quán khác nhau, do đó lễ vật dạm ngõ cũng có những điểm khác biệt nhất định:

  • Miền Bắc: Lễ dạm ngõ ở miền Bắc sẽ được tiến hành khá đơn giản nhưng vẫn giữ nguyên được các thủ tục cơ bản. Lễ vật cần có bao gồm trầu cau, rượu, chè, bánh và trái cây. Lễ vật được bọc giấy kính đỏ, xếp theo hình tháp cao đẹp mắt và phủ vải đỏ lên phía trên tráp.

  • Miền Trung: Với văn hóa “Trọng lễ nghi, khi tài vật”, người miền Trung chú trọng hơn vào phần tổ chức nghi lễ, còn lễ vật dạm ngõ sẽ khá đơn giản, không quá cầu kỳ. Mâm lễ thường có trầu cau, rượu và một số loại bánh đặc trưng của vùng miền.

  • Miền Nam: Lễ dạm ngõ ở miền Nam còn được gọi là đám nói. Trong lễ này, nhà trai sẽ mang đến nhà gái một số lễ vật như trầu cau được chạm khắc rồng phượng, cặp trà, cặp rượu và mâm ngũ quả.

Gợi ý bộ sưu tập trang sức phù hợp cho lễ dạm ngõ

Ngoài những mâm tráp đặc trưng trong lễ dạm ngõ, trang sức cũng là món quà đặc biệt và ý nghĩa mà nhà trai dành tặng cho nhà gái. Bạn có thể tham khảo một số mẫu trang sức phù hợp cho dịp lễ quan trọng này: 

Trang sức ngọc trai Akoya

Ngọc trai Akoya nổi bật với đặc điểm là độ tròn đều hoàn hảo và màu sắc trắng ngà trung tính, mang lại vẻ đẹp tự nhiên và thanh thoát. Khi kết hợp với chất liệu vàng 14K, ngọc trai Akoya tạo nên một sản phẩm trang sức vừa sang trọng, vừa tinh tế. Đây không chỉ là món quà đầy giá trị mà còn mang ý nghĩa biểu tượng của sự thuần khiết và may mắn.

Trang sức ngọc trai Akoya là món quà mang ý nghĩa may mắn dành tặng cho cô dâu trong lễ dạm ngõ

Trang sức ngọc trai Akoya là món quà mang ý nghĩa may mắn dành tặng cho cô dâu trong lễ dạm ngõ

Trang sức cưới vàng 24K

Vàng 24K là loại vàng sở hữu màu vàng rực rỡ và có giá trị cao nhất, tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý và vĩnh cửu. Trang sức cưới vàng 24K có các thiết kế đa dạng, được chế tác tỉ mỉ, tinh xảo với các họa tiết như hoa mai, long phụng, hoa hồng,… mang ý nghĩa đặc sắc, phù hợp cho dịp dạm ngõ, cưới hỏi. Đây không chỉ là món quà cưới truyền thống mà còn là lời chúc phúc cho đôi uyên ương có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, sung túc. 

Trang sức vàng 24K là món quà tặng truyền thống, phù hợp cho các dịp dạm ngõ, đám cưới

Trang sức vàng 24K là món quà tặng truyền thống, phù hợp cho các dịp dạm ngõ, đám cưới

Trang sức vàng 24K Thảo Nguyên Sắc Hoa

Bộ trang sức vàng 24K Thảo Nguyên Sắc Hoa được chế tác tỉ mỉ, pha trộn giữa vẻ đẹp truyền thống và sự sáng tạo độc đáo. Sự kết hợp hoàn hảo giữa chất liệu vàng 24K và những viên đá quý cao cấp như Topaz, Ruby, Peridot, Amethyst,... tạo nên một tuyệt tác trang sức đương đại. Với thiết kế chủ đạo là những bông hoa, bộ trang sức như một lời chúc phúc, mong muốn đôi uyên ương có cuộc sống hôn nhân tươi đẹp, ngọt ngào như những đóa hoa nở rộ.

Bộ trang sức vàng 24K Thảo Nguyên Sắc Hoa với thiết kế tinh xảo, là món quà dạm ngõ vô cùng hiện đại

Bộ trang sức vàng 24K Thảo Nguyên Sắc Hoa với thiết kế tinh xảo, là món quà dạm ngõ vô cùng hiện đại

Một số câu hỏi thường gặp

Là một trong những nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam, vì vậy, bên cạnh thắc mắc “Lễ vật dạm ngõ gồm những gì?”, nhà trai sẽ cần lưu ý và tìm hiểu kỹ một số điều sau:

1 - Ai bê tráp dạm ngõ?

Người bê tráp dạm ngõ thường là người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình, có thể là mẹ hoặc bác gái của chú rể bưng mâm lễ đi đầu hàng để tăng thêm phần trang trọng. Tuy nhiên nếu không tìm được người phù hợp, chú rể sẽ tự mình bê tráp và trao cho đại diện nhà gái. Đi cùng ba mẹ và chú rể sẽ là 4 - 5 cặp vợ chồng các bác, cô chú và dì dượng. 

Theo truyền thống, mẹ sẽ là người đại diện trao mâm tráp cho đại diện nhà gái

Theo truyền thống, mẹ sẽ là người đại diện trao mâm tráp cho đại diện nhà gái

2 -  Mâm lễ dạm ngõ thường bao nhiêu tiền?

Chi phí cho mâm lễ dạm ngõ thường dao động từ khoảng 2 triệu đồng trở lên. Tuy nhiên, chi phí này còn tùy thuộc theo chất lượng của các món lễ vật và cách bày trí, sắp xếp trên tráp theo kiểu đơn giản hay cầu kỳ dựa trên yêu cầu, mong muốn của họ nhà trai. 

Cùng với lễ vật, đàng trai cũng sẽ chuẩn bị thêm phong bì tiền cheo (tiền dẫn cưới) gửi đến nhà gái. Số tiền sẽ tùy theo thông lệ từng vùng miền, không quá đặt nặng hay bắt buộc, thường từ 4 - 5 triệu đồng.

Hy vọng với những thông tin trên, DOJI đã giúp bạn hiểu rõ hơn về “lễ vật dạm ngõ gồm những gì” để có thể chuẩn bị một mâm lễ thật chu đáo, ý nghĩa cho ngày hạnh phúc sắp đến. Để lựa chọn quà tặng trang sức dạm ngõ phù hợp, hãy ghé đến cửa hàng DOJI gần nhất hoặc liên hệ hotline 1800.1168 để được hỗ trợ tận tình!

Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan
  • KHÁM PHÁ SỨC HÚT KHÔNG GIỚI HẠN TỪ CHARM VÀNG 24K
  • CHỌN QUÀ TINH TẾ – TRAO NGÀN TRÂN QUÝ
  • Mặt dây chuyền đá quý - Lựa chọn hoàn hảo tôn vinh phong cách riêng