Tiêu chuẩn đánh giá đá quý

Để được sử dụng làm đá quý, những khoáng vật, đá hoặc vật liệu tự nhiên phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định, trong đó 3 tiêu chuẩn quan trọng nhất là:

Đẹp
Màu sắc: Màu sắc càng tươi, càng đậm thì viên đá càng đẹp, giá trị càng cao. VD: Ruby, Sapphire, Emerald, ngọc jade là những loại đá quý có màu sắc hấp dẫn nhất.

Độ trong suốt: Đá quý càng trong suốt thì giá trị càng cao.

Ánh (độ phản chiếu ánh sáng): Đá quý có độ phản chiếu càng cao thì càng có giá trị hấp dẫn, VD: kim cương.

Các hiệu ứng quang học đặc biệt: Có một số loại đá quý không có màu sắc hấp dẫn, không trong suốt nhưng lại có hiệu ứng quang học rất đặc biệt. VD: hiệu ứng ”ngũ sắc” của opal, hiện tượng “sao “của ruby, sapphire, hiệu ứng “mắt mèo”…. cũng làm tăng giá trị của viên đá lên rất nhiều.

Bền
Độ cứng: Đá quý càng cứng thì càng bền về mặt cơ học, ít khả năng bị sứt mẻ, trầy xước. Đá quý có độ cứng càng cao thì càng có giá trị, điển hình là kim cương.

Độ dai: Một số đá cứng có độ cứng không cao nhưng lại rất dai do có cấu trúc bên trong rất bền vững. VD: ngọc jade

Bền vững về mặt hoá học: Có khả năng chịu đựng được tác động của các loại hoá chất thường gặp, chịu được tác dụng của nhiệt độ cao.

Hiếm: Tiêu chuẩn này phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của con người.
VD: trước thế kỷ 20, thạch anh tím có giá trị rất cao vì nó rất hiếm nhưng sau đó người ta tìm thấy nó nhiều ở các mỏ tại Nga, Brazil thì giá trị của nó giảm xuống một cách nhanh chóng.
Ngoài ba tiêu chuẩn chính trên thì đá quý còn được đánh giá dựa trên các yếu tố như: kích thước của viên đá, chất lượng chế tác, thị hiếu tại mỗi nơi trên thế giới….

TextFooter